Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều muốn con cái mình học thật giỏi, tránh xa những rắc rối và thành đạt trong tương lại.
Không có bất kỳ công thức nào về việc
nuôi dạy con thành công, nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra một số yếu tố dự
đoán thành công của trẻ như sau:
1. Kỳ vọng cao
Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia
của 6.600 trẻ em sinh ra trong năm 2001, giáo sư Neal Halfton và các
đồng nghiệp của ông thuộc trường đại học California, Los Angeles đã phát
hiện ra rằng các bậc làm cha, làm mẹ đều mong muốn con mình có tầm ảnh
hưởng và đạt thành tựu cao trong cuộc sống.
Ông nói “các bậc cha mẹ muốn con mình vào đại học để có tương lai tốt đẹp bất chấp thu nhập và tài sản của gia đình”.
Trong một bài khảo sát cho thấy 57% trẻ
không có sự chăm lo của cha mẹ có thành tích học tập rất kém, trong khi
96% trẻ có sự quan tâm của cha mẹ có thành tích học tập rất cao.
Những đứa trẻ trong trường hợp này sống theo sự kỳ vọng của cha mẹ chúng.
2. Thu nhập của phụ huynh
Theo nhà nghiên cứu Sean Reardon của đại
học Stanford, sự khác biệt về thành tích đạt được giữa các gia đình có
thu nhập cao và các gia đình có thu nhập thấp: “những trẻ em sinh ra trong năm 2001 đạt được thành tích cao hơn 30%-40% những người sinh ra 25 năm trước đó”.
Như tác giả Dan Pink của “Drive” đã ghi nhận, “phụ huynh càng có thu nhập cao bao nhiêu càng kỳ vọng về điểm số của con họ bấy nhiêu”
“Xây dựng tri thức, giáo dục đắt đỏ, tình trạng kinh tế xã hội tác động rất lớn đến thành tựu giáo dục”, ông viết.
3. Trình độ giáo dục đại học
Nghiên cứu của nhà tâm lý học Sandra
Tang của trường đại học Michigan đã tìm ra rằng những bà mẹ tốt nghiệp
trung học hoặc đại học có xu hướng mong muốn con mình cũng được học tập
như vậy.
Trong số 14.000 trẻ em vào mẫu giáo năm
1998 đến năm 2007, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được sinh ra từ các
bà mẹ tuổi teen (18 tuổi hoặc trẻ hơn) ít có khả năng hoàn thành trung
học hay đại học.
Khát vọng là một phần trách nhiệm. Trong
một nghiên cứu xuyên suốt quá trình học tập của 856 người dân ở nông
thôn ngoại ô New York, nhà tâm lý học Eric Dubow thuộc trường đại học
Bowling Green State thấy rằng “trình độ học vấn của cha mẹ lúc đứa trẻ 8 tuổi sẽ dự báo cho thành công của người con 40 năm sau đó”.
4. Xây dựng kỹ năng học tập từ sớm
Phân tích năm 2007 trong số 35.000 trẻ mẫu giáo trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Anh đã cho thấy rằng việc phát triển kỹ năng toán học sớm có thể trở thành một lợi thế lớn về sau.
“Tầm quan trọng của việc phát huy kỹ
năng toán học sớm – bắt đầu học với những kiến thức về con số, số thứ tự
và các khái niệm toán học cơ bản khác – là một trong những câu đố sắp
được hóa giải của nghiên cứu này. Greg Duncan thuộc trường đại học
Northwestern, tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Việc làm chủ kỹ
năng toán học sớm sẽ tạo cơ hội cho con trẻ học giỏi hơn trong tương
lai, không chỉ riêng môn toán mà là trình độ học vấn và mức độ thành
công nói chung nữa”.
5. Quan tâm chu đáo
Nghiên cứu năm 2014 về 243 người sinh ra
trong nghèo khó đã phát hiện ra rằng những người nhận được sự “quan tâm
chu đáo” trong ba năm đầu đời không chỉ hoàn thành tốt các bài kiểm tra
học tập thời thơ ấu, mà còn có những mối quan hệ lành mạnh và đạt được
nhiều thành tựu hơn ở độ tuổi 30 của mình.
Cũng theo báo cáo trên PsyBlog, những bậc cha mẹ “quan tâm chu đáo” đến con em mình đều “đáp ứng với các tín hiệu của con em mình một cách kịp thời và thích hợp” và “cung cấp nền tảng vững chắc” cho trẻ để chúng khám phá thế giới.
“Điều này cho thấy rằng việc đầu tư vào các mối quan hệ cha – con sớm có thể đem lại kết quả lâu dài tích lũy trong cuộc sống” nhà tâm lý học Lee Raby thuộc đại học Minnesota và đồng thời là tác giả cho biết.
6. Dành thời gian cùng chơi với trẻ
Theo một nghiên cứu mới được trích dẫn
bởi Brigid Schulte tại tờ The Wasington Post, thời gian mà các bà mẹ
dành cho những đứa trẻ từ 3-11 tuổi có thể để dự đoán đôi chút về hành
vi, hạnh phúc hoặc thành tựu của trẻ.
Hơn nữa, “các bà mẹ thương con quá mức” hay “cha mẹ trực thăng”
(một thuật ngữ được dùng để nói tới một phong cách làm cha mẹ như những
chiếc trực thăng, lúc nào cũng bay vè vè quanh con, làm thay mọi thứ
cho con từ những chuyện nhỏ nhất trở đi) đều là phương pháp tiếp cận gây
phản tác dụng.
“Stress, đặc biệt là khi người mẹ
đang căng thẳng vì công việc và cố gắng dành thời gian rảnh cho con của
mình, điều này có ảnh hưởng rất xấu đối với con của họ”, nhà xã hội
học, đồng thời là tác giả nghiên cứu Kei Nomaguchi thuộc đại học Bowling
Green State phát biểu trên báo chí như vậy.
Nó giống như việc tiêm nhiễm cảm xúc-hay
các hiện tượng tâm lý mà mọi người “bắt” cảm xúc từ một người khác sẽ
giống như việc bị cảm lạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn bè của bạn
hạnh phúc thì bạn cũng hạnh phúc lây, ngược lại nếu họ buồn thì bạn cũng
không vui được. Vì vậy nếu cha hay mẹ đang mệt mỏi hoặc nản chí, những
trạng thái cảm xúc này rất dễ truyền sang cho trẻ.
7. Dạy trẻ cách tư duy
Việc trẻ nghĩ thành công từ đâu mà đến cũng dự đoán được những thành tựu trẻ đạt được.
Trong nhiều thập kỷ, nhà tâm lý học
Carol Dweck thuộc đại học Stanford đã phát hiện ra rằng trẻ em (và ngay
cả người lớn) cũng đều suy nghĩ về thành công theo một trong hai cách:
- “Tư duy cố định” giả định rằng
nhân vật, trí thông minh và khả năng sáng tạo là không thể thay đổi theo
bất cứ cách nào, và thành công là sự khẳng định về trí thông minh vốn
có, được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn cố định. Phấn đấu cho sự thành
công và tránh xa thất bại bằng mọi giá là cách để duy trì cảm giác của
sự thông minh.
- “Tư duy phát triển”, hướng suy
nghĩ của con trẻ về việc thử thách và đối mặt với thất bại không phải là
bằng chứng của sự không thông minh, trái lại nó lại là bàn đạp cho sự
tăng trưởng và phát huy khả năng hiện có của trẻ.
Điểm cốt lõi ở đây là cách bạn áp đặt
suy nghĩ sẽ ảnh hưởng đến khả năng của bạn và tạo hiệu ứng mạnh mẽ lên
con trẻ. Nếu trẻ được bảo rằng chúng xếp thứ nhất trong lớp là do bẩm
sinh trí thông minh bẩm sinh, điều này đã tạo ra một “tư duy cố định”.
Nhưng nếu trẻ thành công vì nỗ lực, đó là dạy trẻ cách phát triển suy
nghĩ.
Trong một nghiên cứu trên trẻ 4 tuổi, Dweck cho trẻ lựa chọn giữa việc giải quyết trò chơi xếp hình dễ hay khó. Những
đứa trẻ với một “Tư duy cố định” chọn bên dễ. Còn những đứa trẻ phát
triển theo định hướng lựa chọn trò chơi xếp hình khó hơn vì chúng nhìn
thấy nó như là một cơ hội để học hỏi.
Giống như Popova đã nói: việc “cố định”
trẻ chơi trò giải đố dễ dàng sẽ làm cho trẻ nghĩ mình thông minh và do
đó thành công, nhưng khi bạn hướng cho trẻ chơi trò giải đố khó hơn sẽ
làm cho trẻ biết rằng muốn thành công thì buộc phải thông minh hơn.
Vì vậy khi bạn khen ngợi con mình, thay
vì nói những câu đại loại như “con thông minh quá”, hãy khuyến khích vì
chúng đã thật chăm chỉ, cố gắng và phấn đấu.