Biển Bãi Dài là bãi biển đẹp nhất Việt Nam

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Dự án điện mặt trời - ồ ạt xin phép tại Khánh Hòa
Dự án điện mặt trời đang ồ ạt xin cấp phép tại Khánh Hòa, có phải là do Quyết định 11 của Chính phủ.
Quyết định của Thủ tướng nêu rõ: Các dự án điện trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ (đồng hồ) hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc một năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện theo giá quy định. 
Cụ thể từ ngày 1.6.2017, Tập đoàn điện lực VN (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời (ĐMT) nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh).

Tại cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về việc xem xét các dự án điện mặt trời diễn ra sáng 15-11, ông Lê Đức Vinh - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các chủ đầu tư phải tiến hành khảo sát lại vị trí đề xuất thực hiện dự án điện mặt trời vì liên quan đến đất sản xuất của người dân.

Nhiều dự án

Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh đã xem xét 9 dự án điện mặt trời, chủ yếu ở huyện Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa. Đó là chưa kể những dự án trước đó đã được chấp thuận chủ trương hoặc đã được cấp giấy phép đầu tư tại TP. Cam Ranh, huyện Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh. Điều này cho thấy các chủ đầu tư đang ồ ạt xin triển khai dự án điện mặt trời tại Khánh Hòa, trong đó có những chủ đầu tư cùng lúc xin 2 dự án.

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), mới đây, Công ty Cổ phần Xây lắp điện Hải Phòng đã đề nghị được đầu tư dự án điện mặt trời Thuận Phước tại thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa) với diện tích khoảng 70ha, công suất 50MWp, tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Dự án này đã được lấy ý kiến góp ý của địa phương và các sở, ngành liên quan. Cũng tại địa phương này, Công ty Cổ phần Năng lượng Bitexco xin đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Ninh Tân, với diện tích đề xuất khoảng 120ha, công suất 100MWp, chia làm 2 giai đoạn, tổng vốn đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng. Trong khi đó, Sở Công Thương cho biết, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Trường Thành Việt Nam đã khảo sát và có văn bản xin đầu tư dự án điện mặt trời Ninh Tân (thôn Bắc, xã Ninh Tân). Dự án có tổng diện tích 60ha, công suất thiết kế 50MW, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.

Tại thị xã Ninh Hòa, Sở KH-ĐT báo cáo đề xuất đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời Ea Krong Rou (Buôn Đun, xã Ninh Tây) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Trung làm chủ đầu tư, có diện tích khoảng 9,075ha, công suất 8MWp, tổng vốn đầu tư khoảng 184,7 tỷ đồng. Sở cũng báo cáo dự án nhà máy điện mặt trời Ninh Sim do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư, có địa điểm tại hai xã Ninh Sim và Ninh Xuân với diện tích 60ha, công suất 50MWp, tổng vốn đầu tư khoảng 1.250 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Sở KH-ĐT, Công ty Cổ phần Kiều Thi đã thành lập 2 pháp nhân khác nhau để xin đầu tư 2 dự án điện mặt trời tại thôn Cam Lập, xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm. Hai dự án gồm: nhà máy Solar Kiều Thi Khánh Hòa và nhà máy Solar Power Kiều Thi Germany có tổng diện tích 149ha, công suất 100MWp, tổng vốn đầu tư khoảng 3.300 tỷ đồng. Trong khi đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cũng báo cáo về đề xuất dự án nhà máy điện mặt trời 50MW hồ Hoa Sơn của Công ty TNHH Encom Nha Trang tại xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh với tổng diện tích 50,2ha, tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng. Ngoài ra còn có Dự án Khu nông nghiệp và dược liệu công nghệ cao kết hợp với năng lượng mặt trời của Công ty TNHH Encom Nha Trang tại xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh với diện tích 60ha, công suất 50MW, tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trí Tuân - Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm cho biết, hiện nay, huyện Cam Lâm có đến 11 dự án điện mặt trời với tổng diện tích làm dự án lên đến 800ha, trong đó riêng xã Cam Phước Tây có 3 dự án. Đến nay, các cơ quan chức năng đã đồng ý chủ trương và cấp giấy phép đầu tư cho 8 dự án, còn 3 dự án đang trong quá trình đề xuất xem xét.

Chuyên gia nước ngoài khảo sát khu vực triển khai dự án điện mặt trời ở xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm
Không được sử dụng đất đang sản xuất

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), dự án nhà máy điện mặt trời Ninh Sim có 36,5ha thuộc xã Ninh Sim và 23,83ha thuộc xã Ninh Xuân (thị xã Ninh Hòa). Khu vực này phần lớn là diện tích đồi núi đang trồng keo, còn diện tích đồng bằng được trồng mía và các cây hàng năm khác. Nhìn chung, phần lớn diện tích khảo sát của chủ đầu tư là đất nông nghiệp, một số diện tích đang được người dân trồng mía ổn định. Còn toàn bộ 70ha đề xuất làm dự án nhà máy điện mặt trời Thuận Phước là đất nông nghiệp, chủ yếu trồng mía, bạch đàn, đều đang phát triển tốt. Khu vực đề xuất dự án nằm cách sông Nhà Chay chỉ 50m, đồng thời nằm trong phạm vi phục vụ tưới tiêu của hồ chứa nước Sông Chò 1 chuẩn bị được đầu tư nên thuận lợi cho tưới tiêu nông nghiệp.

Ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, dự án điện mặt trời Ninh Tân có diện tích 120ha nằm ở bờ hữu Suối Nhơn (thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân), lại có 2 nhánh suối nhỏ chảy trong khu đất. Hiện trạng chủ yếu trồng cây keo và cây mía, đang phát triển tốt. Vì vậy, vị trí đề xuất làm dự án điện mặt trời chưa phù hợp với các tiêu chí đề ra. Đồng quan điểm này, ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho rằng, sau khi đi thực địa, sở nhận thấy khu vực đề xuất thực hiện dự án đang là đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân, do đó việc thực hiện dự án tại đây không phù hợp với các chỉ đạo của UBND tỉnh về tiêu chí lựa chọn địa điểm làm dự án điện mặt trời. Bên cạnh đó, theo quy hoạch sử dụng đất của thị xã Ninh Hòa đến năm 2020, khu đất trên được quy hoạch phần lớn là đất trồng cây hàng năm, phần còn lại là đất trồng lúa và đất giao thông.

Tại cuộc họp, ông Lê Đức Vinh chỉ chấp thuận chủ trương thực hiện dự án nhà máy điện mặt trời Ea Krong Rou bởi vị trí đề xuất thuộc diện tích đất do Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển điện miền Trung đang sử dụng, đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận có thời hạn đến năm 2054. Dự án nhà máy điện mặt trời trên mặt hồ Hoa Sơn tuy không liên quan đến đất sản xuất nhưng tỉnh yêu cầu phải có ý kiến đồng ý của Bộ NN-PTNT về an toàn hồ chứa và Bộ Tài nguyên - Môi trường liên quan đến vấn đề thủ tục giao đất. Các dự án còn lại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với địa phương và Sở NN-PTNT khảo sát lại, chọn vị trí phù hợp. “Chủ trương của Tỉnh ủy là chỉ được làm dự án điện mặt trời trên diện tích đất hoang hóa, không thể sản xuất. Tất cả các dự án không đáp ứng tiêu chí này đều bị loại, kể cả làm trên diện tích đất sản xuất không hiệu quả”, ông Lê Đức Vinh chỉ đạo.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Thiếu hụt nhân lực trong ngành du lịch Khánh Hòa
Vấn đề nhân sự trong ngành du lịch không phải là không có, song nguồn nhân lực không đạt chất lượng để các công ty tuyển dụng, vậy cần phải có giải pháp phù hợp khi mà hiện nay sinh viên ngành du lịch thì nhiều, nhưng nhân sự trong ngành du lịch thì thiếu.

Ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đi kèm với đó là nỗi lo thiếu hụt về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này.

Cung chưa đủ cầu
Năm 2016, du lịch Khánh Hòa đón hơn 4,5 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có hơn 1,1 triệu khách quốc tế. Hoạt động du lịch đang thu hút khoảng 55.000 lao động, trong đó có 18.450 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Hiện địa bàn tỉnh có 643 cơ sở lưu trú với 25.054 phòng, trong đó có 84 khách sạn từ 3 đến 5 sao với 13.290 phòng. Số cơ sở lưu trú này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Du khách tại quảng trường 2 tháng 4, Nha Trang.

Bên cạnh đó, với số lượng 227 doanh nghiệp (DN) lữ hành cùng với dự báo lượng khách quốc tế tiếp tục tăng cao trong những năm tới cũng đòi hỏi một số lượng lớn hướng dẫn viên (HDV) du lịch. Trong khi đó, toàn tỉnh mới có 312 HDV được cấp thẻ hướng dẫn nội địa, 350 HDV được cấp thẻ hướng dẫn quốc tế. Để cung cấp nguồn nhân lực du lịch, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 trường đại học có khoa du lịch và 7 trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm có đào tạo nghề du lịch. Mỗi năm, các cơ sở này đào tạo các lĩnh vực liên quan đến nghề du lịch cho khoảng 4.000 sinh viên, học viên. Trong khi đó, mỗi năm nhu cầu lao động của ngành Du lịch tỉnh cần khoảng 10.600 lao động, trong đó có khoảng 3.600 lao động trực tiếp.
Biển Bãi Dài đang là tiềm năng du lịch rất lớn của tỉnh Khánh Hòa.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa, chính vì cung chưa đủ cầu nên việc tuyển dụng nhân sự trong ngành du lịch rất khó khăn. Chẳng hạn như khu resort Diamond Bay, sau 6 tháng đi vào hoạt động mới tuyển đủ đội ngũ nhân sự. Đặc biệt, vì thiếu hụt nguồn lao động nên tình trạng “nhảy việc” ngày càng phổ biến, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực trong các công ty thiếu sự ổn định. Còn bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Giám đốc Công ty Sovico Khánh Hòa cho biết, công ty đã nhiều lần chủ động đề xuất phương án hợp tác với một số cơ sở đào tạo nghề du lịch để các sinh viên, học viên sau khi ra trường có thể bắt tay vào làm việc, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi. Mặt khác, sinh viên ngành du lịch sau khi DN tiếp nhận vào thường phải đào tạo lại thì mới có thể làm việc được.

Chia sẻ về việc thiếu hụt đội ngũ HDV du lịch biết tiếng Trung, ông Phan Đình Thảo - đại diện Chi nhánh Saigontourist tại Nha Trang nói: “Để có thể tìm đủ số lượng HDV biết tiếng Trung không đơn giản. Chúng tôi đã tổ chức các đợt thi chọn với những chế độ đãi ngộ phù hợp, nhưng đến nay mới chỉ có 15 người đạt tiêu chuẩn”.

Cần sớm gỡ khó

Theo đồng chí Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trong thời gian tới, quy mô hoạt động du lịch của tỉnh sẽ tăng nên đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Nếu từ bây giờ không tìm giải pháp tháo gỡ, nguy cơ khủng hoảng nguồn lao động du lịch sẽ hiện hữu; nếu không đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực sẽ dẫn tới việc sản phẩm du lịch của chúng ta bị mất thương hiệu.

Phát biểu tại hội nghị gặp mặt DN du lịch đầu năm 2017, đồng chí Lê Thanh Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch là vấn đề chung của Nhà nước và DN. Hiện tại, lao động trong ngành du lịch đang thiếu và sẽ còn tiếp tục thiếu. Vì thiếu nên dễ nảy sinh những biểu hiện tiêu cực như thời gian qua. Để giải quyết được vấn đề này, phía cơ quan quản lý nhà nước rất cần sự hợp tác của các DN, từ việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, đào tạo đến sử dụng lao động. Vì thế, mỗi DN nên có những việc làm thiết thực, cùng các cơ quan quản lý nhà nước  về du lịch tháo gỡ khó khăn này.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Việt Trung - Giám đốc Sở Du lịch cho biết, năm 2017, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ nhân sự quản lý, nhân viên phục vụ tại các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành; nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh; có kế hoạch gắn kết hợp lý việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, số lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Về phía các DN, ông Nguyễn Ngọc Lương - Giám đốc kinh doanh Công ty Anex Việt Nam cho biết, công ty sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với tỉnh về vấn đề đào tạo tiếng Nga cho đội ngũ nhân sự du lịch trong tỉnh. Còn ông Trương Văn Thọ - Giám đốc Công ty Vietnamtourism Charter JSC Chi nhánh Nha Trang cho rằng, việc nâng cao khả năng tiếng Trung cho những người làm du lịch, nếu tỉnh có chủ trương thì các DN lữ hành chuyên đón khách Trung Quốc sẽ có sự tham gia, đóng góp thiết thực trong lĩnh vực này.

Theo lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, để đẩy mạnh công tác đào tạo theo nhu cầu của DN thì các DN cần tạo điều kiện cho sinh viên vào thực tập hoặc làm việc bán thời gian. Điều này vừa giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực cho DN, vừa giúp sinh viên được tiếp xúc với thực tế công việc. Muốn vậy, giữa nhà trường và DN cần có hợp đồng đào tạo theo nguyên tắc đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu. Trên thực tế, nhiều trường đã thực hiện vấn đề này, nhưng số lượng vẫn còn hạn chế và mức độ hợp tác cũng còn nhiều điều cần phải bàn.

Đồng chí Trần Sơn Hải cho biết, sắp tới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức hội nghị quốc gia về nguồn nhân lực du lịch ở Khánh Hòa. Mong rằng, qua đó, chúng ta sẽ nắm được thông tin chung của cả nước để có hoạch định chiến lược cụ thể về vấn đề này cho địa phương.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Sân golf 27 lỗ tại Cam Ranh đã được phê duyệt
Dự án Câu lạc bộ sân golf The Lotus Cam Ranh (gần khu du lịch biển bãi dài) tại phường Cam Nghĩa đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông qua.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng, kinh doanh và quản lý sân golf với quy mô tổng diện tích là 90ha (sân golf 27 lỗ); vốn đầu tư 600 tỷ đồng, trong đó: vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng, vốn huy động 300 tỷ đồng. Công ty TNHH KN Cam Ranh là nhà đầu tư dự án.

Dự án có quy mô khoảng 90ha, vốn đầu tư 600 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 300 tỷ, vốn huy động 300 tỷ.

Sân gofl 27 lỗ được chia làm 3 giai đoạn xây dựng. Giai đoạn 1 sẽ hoàn thiện trong năm 2017 với 9 lỗ bao gồm sân tập, nhà câu lạc bộ, nhà điều hành, các công trình phục vụ và văn phòng. Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong năm 2018 với 9 lỗ golf tiếp theo bao gồm mua sắm thiết bị và xây dựng cảnh quan. Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2020 bao gồm 9 lỗ golf còn lại, hoàn chỉnh cảnh quan và các thiết bị.

Thời gian hoạt động của dự án đã được phê duyệt là 50 năm, kể từ ngày phê duyệt.

Dự án sân golf 27 lỗ - không được liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần tham gia vào dự án cho đối tác nước ngoài (kể cả người việt định cư nước ngoài) khi chưa có ý kiến của Bộ Quốc Phòng.

UBND tỉnh Khánh Hòa rà soát, điều chỉnh nội dung đảm bảo phù hợp chủ trương mà Thủ tướng Chính phủ chấp nhận.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Cấm hoạt động nhà hàng nổi không đủ điều kiện
(Baidaibeach) - Những lồng bè nuôi thủy sản đã được các chủ nhà hàng tận dụng "sửa sang" đưa vào hoạt động kinh doanh làm cho các cấp chính quyền không khỏi ngày đêm lo lắng, khi mà chưa có luật lệ rõ ràng. Mới đây, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - Trần Sơn Hải đã ra thông báo nghiêm cấm bè, nhà hàng nổi hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân.
Nhà hàng bè nổi tại vịnh Cam Ranh. (TTO)
Còn theo ông Nguyễn Văn Dần - phó giám đốc sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho rằng cần phải cải tạo, đóng mới nhà hàng theo quy định.
Từ sau sự cố vụ sập bè nổi Vĩnh Hy ở Nnh Thuận, Khánh Hòa đã yêu cầu tạm ngưng hoạt động các nhà hàng bè nổi trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho thực khách, cũng như người dân.
Nguồn: www.baidaibeach.com

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Giá thủy sản rớt mạnh, bà con Cam Lâm lo lắng
(Baidaibeach) - Mấy hôm nay, nhiều hộ nuôi thủy sản tại Huyện Cam Lâm đang rất lo lắng, giá tôm chân trắng rớt khoảng 30.000 đồng/kg, giá cá chẽm rớt từ 20.000 - 25.000 đồng, riêng Ốc Hương rớt giá thê thảm khoảng 80.000 đồng/kg.


Ốc Hương rớt giá thê thảm
Vùng nuôi tôm của bà con huyện Cam Lâm

Tại sao giá cả lại rớt?

Được biết, tôm và cá rớt giá như thời gian vừa qua là do kích cỡ không đạt yêu cầu của doanh nghiệp thu mua, tôm cá càng nhỏ thì giá càng thấp. Đây chỉ mới là kích cỡ chế biến cho thị trường nội địa, còn đối với thị trường xuất khẩu thì kích cỡ lại càng không đáp ứng đủ tiên chuẩn. Kèm theo các nước phương Tây cũng đang áp dụng tăng thuế chống phá giá đối với Việt Nam.

Về Ốc Hương, thị trường Trung Quốc là nơi tiêu thụ mạnh loại thủy sản này, vì thế giá lên xuống đa phần là do thị trường này trực tiếp làm ảnh hưởng.

Theo phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cam Lâm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 377 ha, 56% diện tích là nuôi tôm, 25% diện tích nuôi cá, 12% diện tích là nuôi Ốc Hương,...Những xã nuôi thủy sản tập trung ven biển như: Cam Hòa, Cam Hải, Cam Thành Bắc, Cam Đức.

Ốc Hương
Để xảy ra tình trạng rớt giá thê thảm cũng một phần do thiên nhiên không còn ưu đãi, thương lái ép giá làm ảnh hưởng đến năng suất của bà con nuôi trồng thủy hải sản.

Sắp đến mùa mưa bão nếu giá cả vẫn còn bị rớt, chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng nặng nề đến bà con nuôi trồng.

Nguồn: www.baidaibeach.com

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Thu hoạch trái mùa - dân trồng xoài phấn khởi
(Baidaibeach) - Xoài Cam Lâm nổi tiếng xưa giờ là ngon, lúc nào cũng có xoài, dù là trong mùa hay trái mùa. Song, năm nay là năm bà con nông dân trồng xoài bội thu nhất, vì vừa được mùa mà vừa được giá.

Nhiều ngày nay, nhiều hộ gia đình đang cho thu hoạch xoài trái vụ, với sản lượng không lớn như trong mùa chính vụ nhưng không khí thu hoạch và mua bán rất rộn ràng.
"Những năm trước đây, xoài Tây giá rất rẻ, nhiều năm phải để xoài rụng đầy vườn mà không dám thuê ai hái, vì sợ lỗ tiền công, vì thế không ai để ra trái mùa. Nhưng năm nay, vườn nhà tôi lại ra trái mùa mà lại được giá". ông Thuận cho biết.

Không chỉ chủ vườn vui mừng mà các thương lái cũng vui mừng theo, vì mỗi ngày mỗi vựa xoài phải cung cấp hàng tấn xoài đi các tỉnh, nhờ mùa trái vụ mà các thương lái, chủ vựa cũng kiếm thêm nguồn thu.

Chứng kiến cảnh được mùa xoài trái vụ như năm nay không ít người phải hối tiếc vì đã chạy theo phong trài xoài Úc mà đã chặt bỏ hoàn toàn xoài Tây hay ghép xoài Úc vào nhánh.

Tổng diện tích đất trồng xoài trên địa bàn Huyện Cam Lâm gần 1500 ha xoài Tây, 950 ha xoài Cát Hòa Lộc, nếu đều được mùa thì sản lượng sẽ rất lớn.

Theo ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cam Lâm cho biết: Xoài Cát Hòa Lộc năm nay ra trái vụ rất nhiều lứa nên các hộ dân sẽ còn thu nhập nhiều hơn nữa vì sẽ mùa thu hoạch sẽ kéo dài đến cuối năm.

www.baidaibeach.com

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chuyến bay thẳng Nha Trang - Hồng Kông sắp ra mắt
Hãng hàng không giá rẻ HK Express đang chuẩn bị những bước cuối cùng để khởi động các chuyến bay thẳng mới từ Nha Trang đến Hồng Kông trong tháng 11.

HK Express là hãng hàng không dẫn đầu về giá đầu tiên giữa Nha Trang và Hồng Kông, HK Express sẽ khởi động đường bay mới với mức giá chỉ từ 7 USD và khởi hành hai lần/tuần vào thứ Tư và Chủ nhật, bắt đầu từ tháng 11.

Ông Andrew Cowen, Quản lý và Giám đốc điều hành của HK Express cho biết: HK Express là hãng hàng không đăng ký Thẩm định An toàn vận hành IOSA từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA, do đó tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn IOSA. Hãng cũng được đánh giá “an toàn 7 sao” - thứ hạng cao nhất có thể, và được công nhận là 1 trong 10 hãng hàng không giá rẻ an toàn nhất thế giới từ airlineratings.com - một nhóm nghiên cứu công nghiệp hàng không độc lập.

Được biết, vào tháng 4-2015, HK Express đã chào đón chuyến bay đầu tiên mang mã hiệu UO1558 chở theo gần 200 hành khách và phi hành đoàn đã đáp xuống Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Việc mở đường bay giữa Hồng Kông và Đà Nẵng là bước tiền đề, mở ra nhiều triển vọng mới khai thác lượng khách đi lại giữa hai quốc gia.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Kiểm tra, đình chỉ những nhà hàng, bè nổi không đủ điều kiện
Cần mạnh tay hơn nữa với những loại hình dịch vụ không đảm bảo an toàn cho người dân, vừa tăng tính răng đe pháp luật vừa tăng thêm ý thức cho người kinh doanh. 
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa có đề nghị Sở Giao thông vận tải (GTVT) các tỉnh, thành phố thực hiện tăng cường quản lý hoạt động của bè nổi, nhà hàng nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống trên đường thủy.


Theo đó, Sở GTVT các tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng hoạt động của bè nổi, nhà hàng nổi kinh doanh ăn uống trên đường thủy tại địa phương. Cơ quan chức năng cương quyết đình chỉ hoạt động của các bè nổi, nhà hàng nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống không đủ điều kiện hoạt động theo quy định; đồng thời hướng dẫn chủ bè nổi, nhà hàng nổi về đăng ký, đăng kiểm và các quy định có liên quan để bảo đảm điều kiện hoạt động.
Các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành các quy định để quản lý đối với bè nổi có kinh doanh ăn uống không thuộc diện phải đăng kiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Ngoài ra, Cục Đường thủy cũng đề nghị Sở GTVT tổng hợp báo cáo nhà hàng nổi, bè nổi, khách sạn nổi (phương tiện không có động cơ) trên địa bàn địa phương.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Nước biển đủ tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, bơi lội
Đó là kết quả của các nhà khoa học. Riêng cá biển đã an toàn hay chưa thì cần chờ nghiên cứu thêm từ Bộ Y Tế.

hoinghi1-6731-1471829766.jpg
8h sáng 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải của Formosa làm hải sản chết hàng loạt.
Chủ trì hội nghị là Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cùng các ông Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Tài nguyên) và đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.
Trước đó tại tại cuộc họp báo ngày 30/6, Chính phủ công bố thủ phạm khiến cá biển miền Trung chết hàng loạt là Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Doanh nghiệp đã thừa nhận sai phạm, chấp nhận đền bù 500 triệu USD để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, câu hỏi chất lượng biển miền Trung thế nào, người dân tắm và ăn cá đánh bắt trong phạm vi 20 hải lý trở xuống có làm sao không thì còn bỏ ngỏ.


  • icon
    Giáo sư Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, trình bày bản báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Để có kết quả này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện 6 phương pháp tiếp cận. Trong đó các nhà khoa học đã thực hiện quan trắc nước biển (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy) trầm tích, màng bám keo tụ, hệ sinh thái và sinh vật biển. Nhóm đã lấy 211 điểm lấy mẫu. 
    Về mẫu nước, có tất cả 36 tuyến khảo sát với tổng số 146 điểm lấy mẫu trên tổng chiều dài khoảng 348 km biển, trong đó 32 tuyến khảo sát ra đến độ sâu 30 m; 96 điểm quan trắc (64 điểm ven bờ cách bờ biển từ 1,5 đến 5 km, 32 điểm gần bờ cách bờ biển 10 km). Có 4 tuyến khảo sát đặc biệt ra đến độ sâu 60 m nước với tổng số 44 điểm quan trắc (8 điểm ven bờ, 36 điểm gần bờ); 6 điểm quan trắc trong các đầm phá, làng ven bờ như Tam Giang - Cầu Hai, Lập An.
    Thông số quan trắc căn cứ quy chuẩn Việt Nam và các thông số đặc trưng của sự cố môi trường như Phenol, Cn, Fe…
  • icon
    Ket-qua-2189-1471831590.jpg
    Kết quả đánh giá chất lượng nước biển.
    ketqua3-5814-1471831993.jpg
    ketqua2-8811-1471831993.jpg
    ketqua1-9523-1471831993.jpg
  • icon
    Sau khi chiếu một loạt thông số kỹ thuật, ông Mai Trọng Nhuận giải thích, kết quả quan trắc đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm của môi trường biển, hệ sinh thái và ven biển 4 tỉnh miền Trung cho thấy, các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn khu vực nằm trong giới hạn quy định quy chuẩn Việt Nam, đạt chuẩn với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.
    Một số khu vực có dòng xoáy cục bộ như Sơn Dương, phía đông của Nhật Lê (hòn Sơn Chà), khả năng phân tán chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ đất liền và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiêm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm. Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và quy mô nay bắt đầu có sự phục hồi tích cực.
    Về chất lượng hải sản đánh bắt, theo số liệu giám sát của Bộ Y tế từ ngày 28/4 đến tháng 8//2016 kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy, hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ cùng Bộ Nông nghiệp giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn được Bộ Tài nguyên công bố.
  • icon
    Để tiếp tục theo dõi đánh giá diễn biến chất lượng môi trường và các hệ sinh thái biển ven bờ khu vực miền Trung, giám sát nguồn tác động từ dự án, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, Bộ Tài nguyên sẽ triển khai đồng bộ hoạt động quan trắc, giám sát trên biển, trên đất liền, nhất là nguồn phát thải từ Formosa. 
    Bộ cũng sẽ kết nối dữ liệu, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát cảnh báo ô nhiễm môi trường biển. Bộ huy động sự tham gia của các bộ ngành, cộng đồng dân cư trong giám sát nguồn xả thải môi trường. Các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cần tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • icon
    PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thông tin, sau sự cố thủy sản chết hàng loạt ở miền Trung, Bộ Tài nguyên cùng các cơ quan quản lý nhà nước đã lập ra hội đồng để đánh giá chất lượng môi trường biển. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Cách lấy mẫu sáng tạo, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
    Theo TS Tuyên, trước đây khi chưa biết nguyên nhân cá chết như thế nào, Bộ Tài nguyên đã đưa ra một vùng rộng để nghiên cứu từ Hà Tĩnh đến Huế và một số tỉnh khác. Khi đó các đối tượng nghiên cứu cũng khác. Tuy nhiên, khi có nguyên nhân rõ ràng thì các đối tượng nghiên cứu và phân tích nhiều hơn, ví dụ trầm tích được đưa vào phân tích. Hệ sinh thái biển được đưa thêm vào để làm rõ.
    Phạm vi nghiên cứu cũng được co hẹp, chỉ tập trung vào 4 tỉnh có biển bị ô nhiễm. Lần này, các chuyên gia đầu ngành với dàn thiết bị được chuẩn bị kỹ, cách lấy mẫu cũng được sáng tạo và trang bị công nghệ cao. Các nhà khoa học đã lấy xi lanh hút từng mẫu để phân tích thay vì lấy gầu múc. Và hiện nay, kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể yên tâm hơn về chất lượng nước biển vì các nồng độ chất ô nhiễm đang đạt quy chuẩn của chúng ta.
    ongnhuan-1382-1471838511.jpg
    TS Trịnh Văn Tuyên.
  • icon
    TS Trịnh Văn Tuyên: Phải giám sát môi trường để không xảy ra sự cố
    Theo PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, gần đây nhất trong tháng 8, qua theo dõi tổng phenol môi trường nước biển không tăng chút nào mà giảm đi. Giải pháp tiếp theo không nhất thiết phải quan trắc nhiều điểm, nhiều chỉ tiêu. Hầu hết chất nguy hiểm đã giảm, tuy nhiên một số điểm như các hố vẫn còn tích tụ màng phenol, vẫn chưa hết hẳn, vì thế chúng ta phải tiếp tục giám sát các điểm này xem đã an toàn chưa.
    Một giải pháp nữa là phải giám sát môi trường ở khu Formosa để không để xảy ra sự cố như trước đây nữa. Ngành tài nguyên môi trường cũng phải xây dựng các trạm quan trắc tự động môi trường biển. Với nỗ lực quản lý, giám sát môi trường như hiện nay, biển miền Trung dần dần sẽ được trở lại như ngày xưa.
  • icon
    TS Chu Hồi: Cần đưa ra giải thích cặn kẽ hơn
    PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục Biển và Hải đảo, cho biết sau sự cố môi trường do Fomosa gây ra ở vùng biển ven bờ 4 tỉnh miền Trung, chúng ta có nỗ lực ở giai đoạn 1, đó là tập trung xác định được nguồn, nguyên nhân gây ra sự cố môi trường này. Đây là nỗ lực lớn và sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan Chính phủ, nhà khoa học, quản lý cùng bộ ngành. Hội thảo hôm nay thông báo kết quả hiện trạng môi trường xem như kết quả giai đoạn 2, tức là sau khi xác định nguồn nguyên nhân chúng ta xem xét thực trạng môi trường sau sự cố thế nào. 
    Các nhà khoa học đã chọn phương pháp, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu để cố gắng trả lời cơ bản giai đoạn 2 là nhận dạng yếu tố và thực trạng môi trường hiện thế nào, tập trung vào chất gây ô nhiễm chính, đồng thời tập trung vào các yếu tố cộng sinh đi kèm chất gây ra ô nhiễm chính. Vì vậy kết quả được đánh giá là đáng tin cậy. 
    chuhoi-8956-1471835053.jpg
    TS Nguyễn Chu Hồi.
    Tuy nhiên, tập thể tác gia nên biên soạn lại những điểm nóng và chưa nóng về môi trường thông qua các đề xuất của địa phương, rồi gửi địa phương phương để họ có căn cứ chung tay cùng Trung ương giải thích hiện tượng. Những gì thực tiễn đặt ra, nhất là câu hỏi từ địa phương như tắm biển được chưa, tắm ở đâu, đánh cá được chưa, đánh khu vực nào, ăn cá toàn hay chưa là câu hỏi chính mà nhóm cần tiếp cận sẽ đắt hơn. Không nhất thiết điều tra diện rộng vì sự cố xảy ra khá lâu. 
    Phần kết nối giải thích một số hiện tượng có tính chất dị thường như phenol trong nước có xu hướng tan, giảm so với trước, nhưng tăng so với một số nghiên cứu. Còn phenol dưới đáy giảm, nghiên cứu nên có thêm bình luận để thấy cơ chế, từ đó tiếp tục đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu biết chỗ nào tích tụ nhiều hơn để lẫy mẫu. Trong kiến nghị cần nêu rõ vùng biển nào bảo vệ, ưu tiên đánh bắt trước.
  • icon
    Phương pháp đánh giá môi trường của Việt Nam ngang bằng với Mỹ, châu Âu
    40 năm nghiên cứu về môi trường ở Đức, TS Friedhelm Schroeder tham gia đoàn quốc tế điều tra môi trường biển thời gian qua, đánh giá cao khối lượng công việc của các đoàn chuyên gia nghiên cứu. Trước thực trạng khi nghiên cứu các dấu vết ô nhiễm đã phân tán, trên môi trường chỉ còn cá chết và các rạn san hô bị ảnh hưởng, chúng tôi đã cùng các chuyên gia Việt Nam lấy mẫu cụ thể. Đây là công việc mà chính phủ Việt Nam chỉ đạo làm rất khẩn trương nhưng cũng phải thận trọng. 
    Chương trình giám sát, phân tích lần này rất kỳ công, chúng tôi đánh giá rất là chính xác, hiện thực và là kết quả nỗ lực của tập thể chuyên gia trong và ngoài nước. Liên quan đến phần phương pháp đánh giá, tôi nhận thấy các nhà khoa học, chuyên gia, tổ công tác đã có những phương pháp đánh giá mang tính tiếp cận cao, ngang bằng với các phương pháp ở Mỹ, châu Âu đang sử dụng. Chính vì vậy chúng tôi đánh giá kết quả phân tích này rất đáng tin cậy.
    chuyengiaduc-9028-1471835524.jpg
    Chuyên gia Đức phát biểu tại hội nghị.
  • icon
    Chất độc xyanua đã sạch, phenol vẫn còn ở một số nơi
    Liên quan đến 2 thông số xyanua và phenol, TS Friedhelm Schroeder, thông tin qua quan trắc cho thấy cyanua qua thời gian đã sạch. Phenol vẫn còn nhưng đã có chiều hướng giảm dần và nằm trong ngưỡng cho phép ở Việt Nam. Ngoài ra, còn một số hố, bẫy thủy lực cần giám sát thêm để theo dõi các thông số phenol chìm sâu ở dưới thay đổi như thế nào. Tóm lại, các thông số đảm bảo cho hoạt động bơi lội, du lịch là hoàn toàn an toàn tuyệt đối. 
    Và để chứng minh cho quý vị, chiều nay tôi sẽ ra biển bơi cho quý vị xem vì tôi cũng là người rất thích bơi lội. Một thông tin rất là quan trọng và tôi được nghe ý kiến của các chuyên gia, Bộ Tài nguyên Môi trường có một chương trình quan trắc môi trường, kế hoạch toàn diện để kiểm soát ô nhiễm của 4 tỉnh này. Trong tương lai chúng ta phải kiểm soát tốt không chỉ ở Fomosa mà nhiều tỉnh khác, phải đảm bảo công nghệ cao và khả năng ứng phó với thảm họa.
  • icon
    Bộ Y tế cần giám sát và trả lời cá ăn được chưa?
    Về câu hỏi cá ăn được chưa, TS Friedhelm Schroeder nhắc lại thông tin hiện cá nhỏ đã quay trở lại vùng biển 4 tỉnh, chúng ta cần giữ chứ không được đánh bắt ngay lập tức, cũng phải nghĩ tới việc thu hút các loài cá khác mang lại nguồn lợi thủy hải sản. Tuy nhiên, để biết đã ăn được chưa Bộ Y tế cần giám sát kỹ và đưa ra những khuyến cáo cụ thể. 
    TS Friedhelm Schroeder tiếp tục nhấn mạnh đại đa số khu vực ở vùng biển miền Trung đã an toàn, vẫn còn một số nơi như tôi đề xuất ở trên có hàm lượng phenol dù trong tiêu chuẩn, song vẫn còn tồn đọng, thì nên rà soát và lấy mẫu phân tích. Trong 1-2 tuần tới cơ quan chức năng Việt Nam hoàn toàn có số liệu rõ ràng để phân tích việc đó. Cá nhân tôi nghĩ nó sẽ an toàn.
    Sắp tới sẽ có rất nhiều câu hỏi cho giới chức và nhà khoa học về mức độ tin cậy của số liệu này. Tôi kiến nghị các phân tích tiếp theo cần có đối chứng gửi từ các cơ quan khoa học lận cận như Australia, Nhật Bản. Chúng ta cần chứng tỏ cho công chúng, những người không làm khoa học đó là cách tiếp cận hợp lý, chính xác. Liên quan nuôi trồng thủy sản, hiện cá nhỏ đã về và chúng ta cần có kế hoạch bảo vệ. Hiện chất lượng môi trường khá tốt nhưng cần phân ích đánh giá chất lượng nước để nuôi trồng thủy sản, phố biến rộng rãi tới địa phương.
  • icon
    Biển sạch là hoàn toàn tự nhiên, đúng quy luật 
    GS.TS Trần Nghi, người nhiều năm nghiên cứu môi trường, trầm tích biển, đánh giá đây là kết quả nghiên cứu bước 1, chúng tôi chờ nghiên cứu bước 2 lúc đó mới có kết luận khi nào môi trường 4 tỉnh thật sự có thể đánh bắt, cá ăn được, biển trở lại bình thường. Đây chưa phải là kết thúc nghiên cứu để trả lời thỏa đáng cho dân, nhưng tôi đánh giá cao cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả. Ngay ban đầu có vụ Formosa này, nếu để quy luật tự nhiên thì tất yếu chất độc sẽ bị đào thải và trầm tích dưới biển sẽ trong sạch, nhưng vấn đề là thời gian nào. 
    Nhất trí với chuyên gia Đức đánh giá, sau thời gian biển sẽ trong sạch hoàn toàn, tuy nhiên để kiểm soát đánh giá được thời gian nào nước biển sạch hoàn toàn, chúng ta phải tiếp tục lấy mẫu. Bây giờ ta chỉ lấy mẫu tại một số điểm, ví dụ các vị trí ở hố thủy lực, không cần tập trung dày đặc như này. Lấy 4 mẫu vị trí như nhau, thời gian như nhau để phân tích. Lấy mẫu này ở 3 lớp trầm tích, lớp màng cho tới lớp đáy từ 5 cm đến 50 cm và phải lấy phương tiện hút màng này một cách cẩn thận. Cứ như vậy sẽ khẳng định khi nào nước biển đạt ngưỡng cho phép.
    Hướng đặt ra như Bộ Tài nguyên hiện nay là chuẩn xác, tuy nhiên hoạt động giám sát Formosa cần phải chặt chẽ, đảm bảo chắc chắn không xả thải tiếp, nếu không các quá trình nghiên cứu sẽ không còn ý nghĩa. Thời gian này và sắp tới, tôi khẳng định biển sẽ sạch trở lại như trước, đây không phải là trở ngại và nó là quy luật. Việc này tôi không phải động viên hay có tính chất chính trị gì cả. Trước đây khi sự cố môi trường xảy ra, tôi cũng về Quảng Bình, chính những người thân của tôi cũng tỏ ra rất bức xúc vì môi trường biển bị hủy hoại, tuy nhiên sau những quy trình đánh giá khoa học, khách quan cho thấy biển sẽ sạch là hoàn toàn tự nhiên.
  • icon
    Chủ tịch Hà Tĩnh: Rất cần công bố thủy sản đã an toàn chưa?
    Ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch Hà Tĩnh phát biểu, nhân dân miền Trung rất mong chờ hội nghị này. Bà con luôn đặt câu hỏi, môi trường thế nào, hải sản ra sao? Kết quả công bố khả quan, mừng là biển đã tự làm sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Hội đồng nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng, có sự so sánh rõ, đặc biệt hai yếu tố xyanua không còn, phenol còn 4 vòng xoáy nhưng trong tiêu chuẩn cho phép. Thời gian qua Bộ đã chủ động tổ công tác giám sát chặt chẽ Formosa và Formosa thực hiện nghiêm cam kết với Chính phủ. Hy vọng trong thời ngắn môi trường biển miền Trung quay trở lại bình thường. Kết quả này nên công bố rộng rãi cho nhân dân dể dân tự tin và yên tâm hơn. Thời gian tới Bộ Tài nguyên cần tiếp tục yêu cầu Formosa nghiêm túc thực hiện cam kết, nhất là quy trình xả thải. Sở sẽ yêu cầu Formosa báo cáo hệ thống quan trắc, đảm bảo tuyệt đối nguồn của Formosa phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
    ongkhanh-8111-1471839039.jpg
    Ông Đặng Quốc Khánh.
    Thủ tướng đã giao cho Bộ Y tế và Bộ Nông Nghiệp đánh giá về việc lấy mẫu, công bố thủy hải sản đã an toàn chưa, tuy nhiên trong buổi hôm nay chưa được nghe thông tin này mà chỉ có về phía Bộ Tài nguyên nói về môi trường biển. Thứ hai nữa là chưa thấy Bộ Nông nghiệp chỉ đạo liên quan đến hoạt động sản xuất của bà con ngư dân miền biển bị ảnh hưởng như thế nào. Chương trình thì đã có rồi nhưng chưa thấy hoạt động. Đề nghị các bộ sớm đưa ra các phương án cụ thể về việc này để người dân có thêm niềm tin vào sản xuất. Hơn nữa cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp triển khai tốt việc hỗ trợ, bồi thường cho người dân, thể hiện việc này công khai minh bạch. 
  • icon
    Phó chủ tịch Thừa Thiên - Huế phát biểu: Chúng tôi rất tin tưởng các nhà khoa học về nghiên cứu và biện pháp khôi phục môi trường biển. Tuy nhiên, chúng tôi có một số đề nghị là tiếp theo nên đưa ra các dự báo cho địa phương về việc ảnh hưởng này cụ thể như thế nào trong tương lai gần, thương lai xa. Chúng tôi được biết hiện nay trong các điểm ở biển còn tồn lưu dạng độc tố, trong tương lai dòng chảy gần vẫn ổn định theo hướng đó, còn một số dòng chảy thì có thể ngược lại, vậy sắp tới có tác động như thế nào đến môi trường. 
    Cần có một đánh giá cụ thể. Ngoài ra, các nhà khoa học, các cơ quan cũng nên có thông báo cơ chế tự phục hồi môi trường biên như thế nào. Nó ở dạng hòa tan, hay tự bay hơi, phát tát, cần phải có thông tin bổ sung để người dân hiểu rõ hơn về việc này. Đề xuất cuối cùng là cho chúng tôi một báo cáo cơ bản về việc này để về thông báo lại cho địa phương nắm rõ và yên tâm.
  • icon
    Nhận xét về báo cáo của nhóm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Văn Hợp (Đại học Khoa học Huế) cho rằng có một số yếu tố quan trọng "chưa được làm rõ". Cụ thể như, trước thời điểm xảy ra sự cố Formosa xử lý nước thải như thế nào? Khi xảy ra sự cố thì Formosa đã thải ra môi trường bao nhiêu tấn phenol, xyanua, bộ phận nào thải ra các chất gây ô nhiễm đó?
    Theo ông Hợp, các kết quả nghiên cứu đều đưa ra nhận xét chất độc giảm dần theo thời gian, nhưng giảm đến đâu thì phải có kết quả so sánh, cụ thể là so sánh với trước khi ô nhiễm và với các vùng biển không ô nhiễm như Thanh Hóa, Quảng Nam. "Không thể nói chung chung là đã giảm". Đặc biệt cần nêu rõ trong các chất độc thì chất nào đã giảm, mức độ giảm? 
  • icon
    Đại diện Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua Bộ này đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lấy mẫu hải sản, giám sát chất lượng. Theo đó, từ tháng 6 đến nay, kết quả giám sát bước đầu cho thấy chất ô nhiễm trong các mẫu đã giảm dần, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
    Hôm nay Bộ Tài nguyên đã báo cáo các vùng biển an toàn, với hải sản phải có độ trễ đào thải chất ô nhiễm tích tụ, nghĩa là không phải cùng thời điểm biển an toàn thì hải sản cũng an toàn theo.
    Thời gian tới Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp đẩy mạnh giám sát chất lượng hải sản, khi có kết quả sẽ công bố.
  • icon
    Theo TS Vũ Đức Lợi (Phó chủ tịch hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân sự cố môi trường biển), hiện Bộ Tài nguyên tiến hành kiểm soát liên tục công đoạn sản xuất cốc của Formosa Hà Tĩnh, lấy 4 mẫu trong một ngày. Kết quả cho thấy tổng lượng phenol thải ra mỗi ngày khoảng 3kg, nghĩa là "rất nhỏ".
    Về phía Bộ Nông nghiệp, đại diện Bộ này cho biết đã giao Tổng cục thủy sản căn cứ vào công bố hôm nay để khuyến cáo các khu vực mà ngư dân có thể khai thác hải sản, đảm bảo an toàn. Ngoài ra Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị bộ Tài nguyên tóm tắt lại kết quả khảo sát đã công bố, để Bộ Nông nghiệp làm căn cứ chỉ đạo sản xuất cho các địa phương.
  • icon
    Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Tài nguyên Trần Hồng Hà nói Hội nghị hôm nay có nhiệm vụ quan trọng là trả lời người dân: Môi trường biển, cá biển, nuôi trồng thủy sản đã an toàn chưa?
    "Đây là những câu hỏi liên quan đến đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là sức khỏe của người dân", ông Hà nhấn mạnh.
    Theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên, các báo cáo tại Hội nghị cho thấy biển đã dần an toàn. Môi trường tự nhiên hoàn toàn có thể làm sạch những chất ô nhiễm, là nguyên nhân làm cá chết vừa qua. Tới đây các nhà khoa học sẽ xác định cụ thể địa danh, vùng biển an toàn để người dân nắm rõ, phục vụ cho việc đánh bắt thủy hải sản, du lịch tắm biển và các hoạt động thể thao.
    "Về bơi lội, tắm biển và nuôi trồng thủy sản, dưới góc độ khoa học, tôi thấy an toàn tuyệt đối, trừ các vũng xoáy ở bắc đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ-Quảng Bình, mũi biển từ Cửa Tùng ra đảo Cồn Cỏ-Quảng Trị và Chân Mây-Thừa Thiên Huế. Riêng vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn hải sản, thì cần chờ thêm nghiên cứu từ Bộ Y tế", ông Hà nói.
    Hội nghị kết thúc lúc 11h55.
  • Theo VnExpres
    s